Hoa thược dược có nguồn gốc từ vùng đất Mexico xinh đẹp, nhờ theo chân những người du hành mà loài hoa này đã xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Với vẻ đẹp quý phái, sang trọng, đặc tính dễ trồng, thích nghi tốt với nhiều kiểu khí hậu, nên loài hoa này được rất nhiều người ưa thích. Vậy ý nghĩa của hoa thược dược là gì và công dụng của chúng ra sao ? Hãy cùng với vườn hoa không gian xanh chúng tôi tìm hiểu nhé.
Đặc điểm của cây hoa thược dược
Muốn có một bó hoa thực sự nổi bật, những bông hoa thược dược là một sự lựa chọn đáng tin cậy bởi màu sắc cũng như sự sắp xếp các cánh hoa một cách hoàn hảo của tạo hóa. Thược dược có thể sống lâu ở những nơi khí hậu ấm áp, những vùng có khí hậu bốn mùa thì người ta sẽ đào củ rễ lên khi cuối mùa thu.
Rễ của thược dược có hình dạng bầu bầu, dính chùm, mỗi củ cho ra một nhánh thân cây. Loài hoa này rất đa dạng, có vô số màu sắc rực rỡ và nhiều chủng loại nhưng tiếc là không có mùi hương nên ít được nhắc đến trong văn học thơ ca.
Ý nghĩa của cây
Hiện nay có 4 loại thược dược phổ biến là: thược dược xương rồng, thược dược tàn ong, thược dược trang trí, thược dược búp tròn. Đây là loài hoa biểu trưng cho một tình yêu chung thủy. Trong lễ cưới, người ta bày rất nhiều bông thược dược như muốn khẳng định “tình yêu này sẽ trường tồn, mãi mãi mặn nồng”.
Mỗi màu hoa lại mang một ý nghĩa khác nhau trong tình yêu:Thược dược màu trắng: Em có biết anh bắt đầu yêu em rồi không. Thược dược màu đỏ: Anh thật hạnh phúc khi có được tình yêu của em. Thược dược màu hồng : Anh nguyện yêu em trọn đời. Thược dược màu vàng: Trái tim anh tràn đầy hạnh phúc khi được gặp em. Thược dược nhiều màu sắc ( panaché ): Em lúc nào cũng xuất hiện trong tâm trí của anh.
Bên cạnh đó, loài hoa tình yêu này còn có ý nghĩa phong thủy: giúp hòa giải, gỡ rối những vướng mắc, hiểu lầm trong tình yêu đôi lứa, đặc biệt là thược dược hồng. Hãy đặt một chậu hoa thược dược trong nhà để không khi gia đình bạn luôn vui vẻ nhé.
Công dụng tuyệt vời trong y học của hoa thược dược
Thược dược trong đông y còn có tên khác là bạch dược, Ngoài việc dùng để làm đẹp, chúng còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, nhất là đối với bệnh phụ nữ. Hoa thược dược còn có một họ hàng nữa là hoa mẫu đơn nên đôi khi bị nhầm lẫn. Mẫu đơn là cây thân gỗ, còn thược dược là loài thân thảo. Thược dược được xếp vào nhóm thuốc có tác dụng bổ huyết, thường sử dụng để bồi dưỡng khi cơ thể suy nhược, thiếu máu.
- Điều trị đái tháo đường, hay khô miệng, khát nước.
- Điều trị ho gà, đau bụng.
- Trị kinh nguyệt không đều từ hoa thược dược.
* Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và tham khảo nhiều mẫu cây đẹp nữa nhé.
* Truy cập website vườn hoa không gian xanh hoặc page facebook không gian xanh.
Chăm sóc cây hoa thược dược
Vào mùa khô, ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm cho cây. Tới mùa mưa chú ý công tác thoát nước để tránh việc cây bị thối, úng.
Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho đất luôn đủ ẩm, hạn chế xới đất để tránh đứt rễ.
Ngắt bỏ toàn bộ các chồi trên nhánh non từ lá thứ thư trở lên. Đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, rồi tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.
Tiến hành cắt tỉa, chỉ giữ lại 2 – 3 nhánh để giúp chồi nách phát triển và có thể ra hoa thêm lần nữa vào mùa Thu. Trong thời gian hoa nở nên bón phân mỗi tháng 1 lần.
Loài hoa này cần được chiếu sáng đầy đủ nhưng tới khi sắp ra hoa thì cần điều kiện bớt sáng và có lạnh để phân hóa chồi hoa, nên để ở nơi không bị thấm sương.
Sau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, bón phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà hoặc phân DAP pha loãng cho cây. Sau đó cứ khoảng 20 – 30 ngày thì bón đợt tiếp theo.