Cây Lồng Đèn tên đầy đủ là loại cây hoa lạ, đẹp mắt, cây dùng trồng chậu treo tạo quang cảnh đẹp, có nhiều loại cây hoa lồng đèn khác nhau với sự đa dạng về màu sắc.
Đặc điểm của Cây Lồng Đèn
Tên gọi khác là cây hồng hoa đăng, hoa vân anh, áo dạ hội…
Là loại cây thân bụi thấp, có chiều cao khoảng từ 80cm đến 1m.
Cây đèn lồng có lá nhỏ, hơi nhọn ở đầu. Lá cây mọc đối xứng nhau qua thân mềm, mép lá không có xẻ răng cưa, lá có màu xanh tím. Là loại cây không có mùa rụng lá.
Hoa có nhiều màu sắc rất rực rỡ, bắt mắt. Thường có sự kết hợp của những gam màu như cánh bên ngoài màu đỏ, bên trong màu trắng hay màu tím. Ở giữa của hoa là các tua hoa rủ xuống trông giống như hoa dâm bụt. Hình dạng của bông hoa trông hoa như cái đèn lồng rủ xuống. Có lẽ chính vì đặc điểm này nên cây hoa được gọi là hoa đèn lồng.
Ý nghĩa của cây
Là cây cảnh
Với vẻ đẹp độc đáo của những đóa hoa nên loài hoa này đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Các bạn có thể lựa chọn trồng cây trong chậu để ở trước hiên nhà, ban công, sân thượng…
Hồng hoa đăng còn được trồng trong chậu treo để tạo cảnh đẹp cho quán café, khách sạn, nhà hàng.
Cây có thể được trồng thành chậu đơn hoặc trồng thành bụi lớn, bắc giàn leo tạo nên vẻ đẹp sang trọng, cuốn hút ấn tượng cho không gian. Như vậy có thể thấy loài cây này được sử dụng là cây trồng ngoại thất, nội thất, cây công trình đều đẹp.
Là quà tặng:
Với những đóa hoa có màu sắc rực rỡ, dáng vẻ thướt tha. Cây còn được nhiều người chọn làm quà để biếu, tặng, cho bạn bè, người thân để thể hiện tình cảm chân thành của người tặng quà.
Hồng hoa đăng thường xuất hiện hoa nhiều vào dịp cận Tết nguyên đán. Chính vì vậy, càng tăng thêm ý nghĩa của loài hoa này.
Bên cạnh cây hoa lồng đèn, Vườn hoa không gian xanh còn cung cấp rất nhiều loại cây cảnh độc đáo, các bạn có thể tham khảo tại website vườn hoa không gian xanh hoặc page facebook không gian xanh.
Cách chăm sóc Cây Hoa Đèn Lồng:
Đất trồng:
Loại đất thích hợp để trồng cây đèn lồng là loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể mua hỗn hợp đất bán sẵn hoặc tự tạo hỗn hợp đất trồng như sau: trộn đất thịt với mùn hoặc tro trấu, xơ dừa, phân chuồng hoai mục. Đặc điểm bộ rễ của cây đèn lồng là rễ ăn nông, có xu hướng lan sang ngang nên bạn chú ý đến lượng chất dinh dưỡng trên bề mặt. Nếu bạn trồng cây lồng đèn trên đất xấu, không thoáng khí cây có thể bị còi cọc, nghẹt rễ, chậm phát triển thậm chí là chết.
Ánh sáng và nhiệt độ:
Cây hoa lồng đèn thích ánh sáng vừa phải, cũng có thể chịu được bóng sáng bán phần. Do vậy bạn cần lưu ý khi thời tiết nắng gắt cần che chắn cho cây. Nhiệt độ để cây lồng đèn phát triển tốt là dưới từ khoảng 20 đến dưới 30 độ. Trong ngưỡng nhiệt độ khác, cây sẽ sinh trưởng chậm và xấu.
Độ ẩm và nước tưới:
Cây hoa lồng đèn là loại cây ưa ẩm. Nên thường xuyên tưới nước cho cây, tùy thời tiết mà tưới lượng nước cho phù hợp. Nước thích hợp tốt cho cây cảnh nói chung và cây lồng đèn nói riêng là nước ao, hồ, sông, ngòi. Nước máy có chất tẩy rửa không tốt. Nếu nhà bạn không có nước nào khác ngoài nước máy thì cần để vài ngày cho hóa chất tẩy rửa lắng xuống dưới rồi hãy tưới.
Phân bón:
Cây ra hoa nhiều trong thời gian dài, chính vì vậy cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi. Bạn nên bón phân định kì hàng tháng cho cây để cây sinh trưởng tốt. Nếu cây đèn lồng nhà bạn bị xấu, còi, thì nên hòa thêm phân NPK để tưới cho cây phục hồi.
Sâu bệnh:
Cây đèn lồng thường bị một số loại bệnh như: rệp bột, thối rễ, rệp vảy, nhện đỏ, rỉ sắt, bướm trắng…Phòng bệnh cho cây bằng cách giữ gìn vệ sinh cây tốt, loại bỏ lá già, úa, trồng cây nơi thoáng khí với khoảng cách thích hợp. Còn phát hiện cây bị bệnh thì mua thuốc để xịt cho cây.