Cây lưỡi hổ được biết đến là loại cây cảnh nội thất đứng đầu trong danh sách các cây cảnh có tác dụng làm giảm bớt hiệu ứng nhà kính. Chúng được trồng tại nhiều nơi, nhất là các tòa nhà cao ốc, đồng thời được tạo kiểu thành cây để bàn trang trí cho bàn làm việc và văn phòng công sở.
Đặc điểm của Cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi hổ trong dân gian còn được gọi là cây vằn hổ..
Lá cây có hình dạng giống như lưỡi của con hổ có lẻ vì thế mà cây có tên là lưỡi hổ. Lá có hình dạng dài nhọn như giáo mác, là thường xanh đốm trắng và viền vàng hai bên mép lá, thường mọc ở ngay gốc, một bụi có rất nhiều lá. Lá cây rất dày, mọng nước, nhìn lá rất vững chắc và cứng cáp.
Cây gần như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ.
Loại cây để bàn này thường được trồng trong các chậu sứ hoặc chậu nhựa có kích thước nhỏ. Cây để bàn làm việc nên thường chỉ có chiều cao trung bình khoảng 30cm, phát triển chậm, sống quanh năm và nhu cầu nước trung bình.
Cây để bàn được trồng và tạo dáng tự nhiên theo nhiều kiểu, mang đến vẻ đẹp thiên nhiên, phóng khoáng và rất đẹp mắt. Lá cây xanh tốt quanh năm dù điều kiện trong nhà không có nhiều ánh sáng.
Tác dụng và ý nghĩa của Cây Lưỡi Hổ
Trang trí cho góc làm việc thêm đẹp, thêm sinh động.
Cây cực kỳ dễ trồng và chăm sóc. Bạn có thể bỏ quên không tưới cây đến cả tháng trời cây vẫn xanh tốt.
Cây lưỡi hổ thích hợp với không gian văn phòng thiếu ánh sáng tự nhiên
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy cây này có tác dụng thanh lọc không khí cực tốt. Cây có khả năng làm giảm tia bức xạ từ máy tính. bên cạnh đó cây này có thể trồng dưới nước để lọc chất thải, làm môi trường nước trở nên trong sạch hơn.
Cây có tác dụng thanh lọc không khí.
Theo phong thủy, cây có thể mang lại năng lượng rất hữu ích cho người sở hữu.
Loại cây này còn sở hữu năng lượng bảo vệ cực kỳ mạnh mẽ, giống như vị chúa sơn lâm có thể bảo vệ bạn và gia đình khỏi sự xâm nhập của những nguồn năng lượng xấu. Chính vì thế cây được trồng nhiều ở trước cửa nhà với ý nghĩa phòng trừ tà ma.
Cây còn có ý nghĩa cầu chúc may mắn. Tặng một cây lưỡi hổ cho đối tác, người thân, bạn bè sẽ mang ý nghĩa cầu mong điều tốt đẹp, may mắn đến với họ. Cây có thể dùng làm quà mừng tân gia cầu chúc gia chủ an cư lạc nghiệp, quà mừng năm mới phát tài phát lộc.
=> xem thêm nhiều sản phẩm khác tại vườn hoa không gian xanh. hoặc qua page facebook
Cách chăm sóc cây :
- Đất trồng: Người ta thường dùng đất thịt trộn với tro trấu hoặc hỗn hợp phân hữu cơ với xơ dừa để trồng cây. Cây dễ thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất pha cát với sỏi, đất dành cho cây xương rồng. Đất trồng cây Lưỡi Hổ cần có độ kiềm cao, thoát nước tốt. Vì cây Lưỡi Hổ rất thuộc nhóm cây có thể chịu được khô hạn. Khi thấy đất trong chậu đã bạc màu, hoặc rễ Lưỡi Hổ đã phủ kín chậu thì nên thay đất mới. Để khôi phục dinh dưỡng cũng như tạo điều kiện rộng rãi để cây phát triển. Thời điểm thích hợp để thay đất là mùa xuân. Có thể trộn 1/3 cát to vào để tăng khả năng thoát nước cho đất.
- Nước tưới: Vì cây Lưỡi Hổ rất thuộc nhóm cây có thể chịu được khô hạn nên cây chịu úng kém. Không nên tưới nhiều nước để tránh gây úng cây. Thường thì 1 lần/tuần, khi thấy mặt đất khô. Còn đối với thời tiết lạnh thì thời gian kéo dài hơn nhiều, có thể 1 lần/tháng. Khi tưới thì tưới từ dưới gốc lên cao nhé.
- Nhiệt độ thích hợp: Cây phát triển tốt khi nhiệt độ nằm trong khoảng 22 – 300C. Khoảng nhiệt độ giúp giữ độ cứng cáp, bóng mượt của lá.Tuy chịu khô hạn tốt nhưng nếu nhiệt độ môi trường quá lạnh (dưới 100C) lâu dài thì cây có thể chết. Độ ẩm trung bình.
- Ánh sáng: Ánh nắng mặt trời tự nhiên rất tốt cho quá trình quang hợp, sinh trưởng và giữ màu đẹp cho lá cây. Nên bạn nên dành thời gian cho cây phơi nắng sáng 8 giờ mỗi tuần. Việc đặt cây ở gần cửa sổ giúp cây dễ dàng nhận ánh sáng buổi sớm, không tốn thời gian đem cây đi phơi nắng. Nhưng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây.
- Bón phân: Với nhu cầu dinh dưỡng trung bình, Lưỡi Hổ không cần tốn nhiều phân bón. Hàng tháng chỉ cần bổ sung phân giàu Potasse khi vào khi trời mát mẻ, nóng. Đó là loại phân bón thường dành cho cây Xương Rồng hoặc Mỏ Hạc. Nên không khó tìm. Đặc biệt cây khó hấp thụ dinh dưỡng khi trời lạnh. Nên thời điểm ấy hk cần bón phân.
Cây Lưỡi Hổ có thể được trồng thủy sinh đấy, với cách này thì thường thay nước cho cây mỗi tuần để tránh nhiễm bệnh. Giữ mực nước không ngập quá 1/2 chiều cao bộ rễ nhé. Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các dung dịch thủy sinh.