Cây ngũ sắc thuộc dạng thân thảo, thân bụi nhỏ với chiều cao khoảng 0,5 – 1,5m. Lá hoa ngũ sắc có nhiều răng cưa và có nhiều vân nổi lên trên bề mặt lá. Lá có mùi hơi hắc, nồng. Hoa mọc thành từng chùm, cụm nhiều bông. Và với tên gọi hoa Ngũ sắc (5 màu) thì hoa có đủ 5 màu: đỏ, cam, vàng, tím, trắng . Ngũ sác không chỉ cho hoa đẹp mà nó còn là một loại thuốc dân gian chữa nhiều bệnh.
Tên gọi khác: bông ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý,…
Đặc điểm hình thái cây hoa ngũ sắc
- Thân cây: thân thảo, bụi nhỏ, nhiều cành non dài và mềm. Thân có nhiều ưu bướu, dễ uốn nắn tạo các hình bonsai theo ý thích.
- Lá cây hoa ngũ sắc hình trái xoan, nhọn đầu dày, lá có nhiều răng cưa, nhiều vân nổi lên mặt lá, trên bề mặt lá có phủ lớp lông mềm ngắn.
- Quả của cây hoa ngũ sắc có màu xanh mềm hình cầu, khi chín có màu đen có hạt xù xì và cứng, đặc biệt có vị thơm như quả ổi.
- Hoa ngũ sắc nở quanh năm và có màu cũng thay đổi theo thời tiết, và cũng có loài chỉ cho hoa 1 màu
- Cây hoa ngũ sắc có thể có nhiều dáng như dáng huyền, dáng trực, dáng thác đổ,
Cây cho hoa đẹp nên được trồng ở các khu công viên, khuôn viên vườn, trường học, khu công sở,… trồng làm cảnh.
Tác dụng của hoa ngũ sắc
Như ở trên đã nói về dược tính đông y của loài hoa ngũ sắc mà bạn cần biết để quyết định có nên chọn loại cây này để làm cây cảnh trong khu vườn của mình hay không:
- Lá cây có tính mát, độc chất nhẹ, mùi hôi, hơi hắc, có khả năng tiêu viêm, giảm sưng rất tốt, cầm máu, điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hoá, tiểu đường, phế quản cực kỳ hiệu quả.
- Hoa ngũ sắc có vị ngọt nhạt, mát, cầm máu rất tốt, bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc trị các bệnh huyết áp cao, ho ra máu,…
- Rễ cây ngũ sắc hay bông ổi có, vị ngọt, có tác dụng cầm máu, giảm đau và trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp rất tốt.
Liên hệ với chúng tôi qua website vườn hoa không gian xanh hoặc page face book không gian xanh nếu bạn đang có nhu cầu mua cây nhé
Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Đất trồng: cây không ưa ngập úng nên đất cần tơi xốp bạn có thể pha thêm cát hoặc xơ dừa để cây thoát nước tốt. Nếu trồng ở đất thịt khả năng thoát nước kém thì nên hạn chế số lần tưới nước lại. Cây có tán lá rộng, nở hoa nhiều, thân cây có thể phát triển to nên cần chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu trồng dưới đất cây sẽ tự vươn rễ đi tìm chất dinh dưỡng nhưng nếu trồng trong chậu cần bổ sung dinh dưỡng và thay đất mỗi năm một lần.
Phân bón: các loại cây cảnh trồng trong chậu không nên sử dụng phân vô cơ sẽ làm cây bị xót teo rễ lâu dần cây sẽ chết. Muốn cây luôn xanh tốt nên sử dụng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoai mua ngoài tiệm cây cảnh. Khi bón phân cần xới đất ở thành chậu lên rải đều xung quanh chậu trung bình 1 tháng bón phân một lần.
Tưới nước: Nên tưới nước 3 ngày một lần nếu đất thoái nước tốt thì có thể tưới thoải mái, tránh tưới quá nhiều làm rễ cây bị thối nhất là khi trồng trong chậu.
Ánh sáng: cây phát triển ngoài tự nhiên rất tốt mỗi ngày cần 4 – 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm. Tốt nhất là nên trồng cây dưới tán một cây to lớn, cây rất thích hợp với khí hậu nước ta.
Kỹ thuật tạo bonsai: cây ngũ sắc cũng khá được ưa chuộng để làm cây bonsai, loại ngũ sắc được chọn là cây có thân to, xù sì loại này thường mọc ở vùng núi đá. Sau đó người ta cắt trụi ngang thân để thu gọn dáng. Ngâm nước gốc cây này trong nước 30 phút sau đó vùi gốc này vào cát để ở nơi thoáng mát tưới nước vừa đủ.