Cây tùng tuyết – mới nghe đã thấy liên tưởng tới một dạng như cây tùng phơi mình trong tuyết sương phủ trắng xóa. Nhưng hình dáng bên ngoài đúng như chúng ta liên tưởng thật, ngoài lá cây có lớp sáp trắng như tuyết vậy, nhìn khá bắt mắt.
Ngoài ý nghĩa về phong thủy, tình yêu, sức khỏe… Loài cây này còn chứa loại tinh dầu rất quý, điều trị một số bệnh về da cực kỳ công hiệu mà nhiều người còn chưa biết.
Cùng vườn hoa không gian xanh tìm hiểu về loài cây này nhé.
Đặc điểm của Cây Tùng Tuyết
Có tên gọi khác là cây tuyết tùng, cây thông tuyết. Tên khoa học: Cedrus, thuộc họ Thông (Pinaceae)..
Cây tuyết tùng để bàn trang trí, bonsai thường chỉ cao chừng 20-30cm.
Đối với cây tuyết tùng để bàn thì thân nhỏ, lá mọc um tùm, thường không có hoa và quả, cây tỏa ra một mùi thơm nhẹ.
Ý nghĩa phong thủy của Cây Tùng Tuyết
Cây tượng trưng cho sự trường thọ. Trong giấc mơ có xuất hiện loài cây này thì sẽ là điềm rất may mắn, đem lại thành công cho bạn.
- Ý nghĩa về tâm linh: Người ta dùng để trang trí tại các vị trí trấn yểm trong ngôi nhà nhằm mục đích xua đuổi tà ma, khí xấu. Người xưa còn cho rằng ăn quả cây này còn giúp trường sinh bất lão.
- Tượng chưng cho khí chất người quân tử, kiên cường: Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, cây vẫn có thể sống tốt, lá vẫn xanh tràn đầy sức sống. Nó tượng trưng cho khí chất của người kiên cường, không chịu khuất phục trước khó khăn, hoạn nạn mà vươn lên mạnh mẽ…
- Thể hiện sự tưởng nhớ, yêu thương: Cây tuyết tùng còn được trồng bên cạnh những mộ phần của ông bà, tổ tiên.
- Ý nghĩa phong thủy trên gốm sứ: Biểu tượng của cây thường xuất hiện trên những đồ vật gốm sứ, tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc, may mắn, sức khỏe, giữ tiền giữ của cho người sở hữu nó. Và trở thành món quà vô cùng thích hợp để tặng và chúc thọ người già
Công dụng của cây
Công dụng lọc khí: Cây có khả năng lọc khí rất tốt, do đó, nó mang lại bầu không khí trong lành, êm dịu cho môi trường xung quanh. Nếu để bàn làm việc hay trong nhà sẽ rất lý tưởng.
Công dụng về mặt y học:
- Cây có chưa tinh dầu đặc biệt, trị được khá nhiều bệnh về da hiệu quả, thêm nữa, nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa chức năng sinh lý, kháng khuẩn, xua đuổi côn trùng…
- Tinh dầu của loài cây này (hay nhiều người còn gọi là Hoàng Đàn) mang mùi hương gỗ nồng ấm êm dịu, giúp giảm căng thẳng, kích thích nhẹ nhàng giúp sảng khoái, tạo cảm giác bình yên.
- Một trong những lợi ích nổi bật của tinh dầu tuyết tùng, bởi vì tính sát trùng của nó, là khả năng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều trị nhiễm viêm bàng quang và âm đạo. Ngoài ra còn dùng để điều trị một số bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, các bệnh về viêm khớp, thấp khớp…
- Tinh dầu tùng tuyết còn được sử dụng trong các công nghệ chăm sóc da, chống nhăn và giảm mỡ dưới da. Nó có tác dụng khử trùng đặc biệt công hiệu trong điều trị các bệnh như mụn trứng cá, viêm da, eczema, da dầu và bệnh vẩy nến.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu mua cây nhé.
Xem thêm tại website vườn hoa không gian xanh gian xanh hoặc page facebook không gian xanh
Cách chăm sóc Cây tùng Tuyết
Tùng tuyết là loài ưa sáng, nên chú ý để cây gần cửa sổ, lối ra vào hay sân vườn để cây có đủ ánh sáng phát triển.
Cây chịu được hạn khá tốt nhưng không chịu được ngập úng nên chú ý phần đất trồng nên thoát nước tốt, nước tưới cây 2-3 lần 1 tuần là đủ, tránh thừa nước cây dễ thối rễ.
Tránh để cây gần các nơi có khí độc như bếp, nhà WC… Cây dễ bị héo lá, đen lá.
Sâu bệnh: Nếu cây bị mốc trắng rễ thì dùng bàn chải cạo hết lớp mốc rồi đặt cây chỗ khô thoáng hoặc dùng thuốc diệt nấm bôi vào sau lớp cạo. Còn bệnh rệp trắng lá thì nên mua thuốc diệt rệp loại sủi bọt mạnh pha với nước rồi phun vào cây.