Cách Phòng Ngừa Các Loại Sâu Bệnh Trên Cây Hoa Hồng
Nhắc tới hoa hồng là nhắc tới sự lãng mạng của tình yêu. Loài hoa nhận được sự yêu thích của hầu hết mọi người bởi vẻ đẹp tuyệt vời cũng như hương thơm của nó. Cây hoa hồng sống rất khỏe và phát triển cũng rất nhanh. Nhưng dù thế nào thì cũng không thể tránh khỏi tác hại của sâu bệnh được. Vấn đề sâu bệnh của loài hoa này cũng khiến nhiều người rất lo lắng và không biết phải phòng ngừa như thế nào. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách phòng ngừa các loại sâu bệnh trên cây hoa hồng nhé.
Cách phòng ngừa sâu bệnh trên cây hoa hồng
Phòng ngừa côn trùng gây hại cho cây
Khi gặp môi trường thuận lợi thì côn trùng sinh sản rất nhanh và có thể tấn công gây hại cho cây hoa hồng bất cứ lúc nào. Côn trùng gây hại là loài ăn lá, hút các chất dinh dưỡng trên cây, làm cho lá cây bị loang lổ, vàng lá và thậm chí còn truyền bệnh cho cây.
Thường xuyên vệ sinh cỏ dại, để tránh sâu bệnh ẩn nấp và đẻ trứng gây hại cho cây.
Dùng thuốc trộn với phân, đất lúc trồng, các thuốc Regent 0.3G để tiêu diệt sùng đất, tuyến trùng gây hại rễ, kiến đen, sâu đất, sâu đục thân.
Phòng ngừa bệnh cho cây
Việc ngăn ngừa bệnh ngay từ lúc đầu là cách hiệu quả và an toàn nhất đối với cây hoa hồng. Bởi vì hoa hồng rất dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi, bệnh sẽ dễ dàng lây lan và có thể không trị được.
Ngoài việc trồng những giống cây kháng bệnh, chăm sóc cây đều đặn, luôn giữ vệ sinh sân vườn. Một cách khác là bạn nên tưới cây bằng hệ thống tưới nhỏ dọt. Nhằm hạn chế bệnh đốm đen và bệnh gây hại trên lá khác. Không tưới nhỏ giọt thì bạn tưới nước vào sáng sớm, để cho lá và hoa khô khi trời nắng, khiến cho bào tử nấm không phát triển được.
Dùng thuốc để phòng bệnh, những thuốc sinh học, không gây hại cho người và động vật như các thuốc gốc đồng, gốc lưu huỳnh có thể tự pha hoặc mua cửa hàng thuốc.
Vào trước mùa mưa nên sử dụng các thuốc để phòng bệnh cho cây như: : Thuốc gốc đồng (boođô 1%, Bacba 86 WP, COC 85 WP, Kocide, norshield 86.2WG), thuốc gốc lưu huỳnh (Sulfolac 80WG, kumulus 80DF). Cách nhau 7-10 ngày/ lần, phun 2-3 đạt hiệu quả tối đa.
Cách trị một số sâu bệnh chủ yếu trên cây hoa hồng
Bệnh do vi khuẩn
Bệnh nốt sần rễ do vi khuẩn Agrobacterium tumephaciens Smith & Towns gây ra. Nhiệt độ cao vi khuẩn dễ gây bệnh 25-300C, chúng xâm nhập qua vết thương sâu cắn, vết ghép hoặc vết do tuyến trùng gây hại.
Biểu hiện: Xuất hiện những nốt to nhỏ không đều trên rễ và cổ rễ, cây sinh trưởng kém, thấp lùn, lá nhỏ bị vàng và rụng.
Cách chữa trị: Phun thuốc có gốc đồng, thuốc có hoạt chất kháng sinh: Kasugamycin, ningnanmycin, Copper Oxychloride ( Tên thương mai thuốc Bonny 4SL, Kasumin, KASURAN 47WP, Coc 85), phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Bệnh do bọ hung
Là loài sâu hại nguy hiểm, sâu non ở đất cắn rễ cây làm cho nấm bệnh dễ xâm nhiễm, khi trưởng thành thường ăn lá non, cành non.
Biền pháp: Bắt, dùng bẫy đèn vào ban đêm, vào mùa sinh sản nên sử dụng thuốc như: Regent 0.3G, Visa 5G, Vifu – Super 5G, Basitox 5G hoặc dùng thuốc sinh học như Map Logic 90WP.
Bệnh đốm lá
Nguyên nhân: Do nấm Mycosphaerella rosicola gây ra, những sợi nấm sinh sản vô tính đa bào hình thành vòi hút khi xâm nhiễm vào cây trồng. Bệnh gây hại nặng khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nhiệt độ 15-300C. Cây trồng ở Miền Bác và Miền Trung, vào mùa mưa tháng 5-8 thường gây hại nặng.
Biểu hiện: Lá cây xuất hiện những đốm hình tròn hoặc bất định, ở giữa màu xám nhạt xung quanh có viền màu đen, xuất hiện ở hai mặt lá làm vàng và rụng nhanh.
Cách chữa trị: Khi thấy lá cây xuất hiện vết bệnh như trên, dùng các loại thuốc sau để trị bệnh kịp thời tránh lây lan.
Những thuốc có hoạt chất như: Chlorothanil, hexaconazole, thiophanate-methyl, tebuconazole, mancozeb, azoxystrobin ( tên các thuốc như Tungmanzeb 800WP, Topsin M 70WP, tepro super 300ec, tungvil 5sc, Daconil 75WP), phun cách nhau 7-10 ngày từ 2-3 lần.
Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân: Nấm bệnh Sphaeotheca paranosa Var sợi nấm phát triển trên bề mặt, tạo thành một lớp nấm trắng phủ kính vết bệnh. Ở nước ta nấm bệnh phát triển quanh năm khi nhiệt độ 250C phát triển mạnh vào mùa hè tháng 3-6.
Biểu hiện: Xuất hiện những vết bệnh trên lá, cuống lá, nụ hoa, đọt non cây hoa hồng, làm giảm quá trình quang hợp, giảm sức sống, lá bị rụng, hoa bị biến dạng không nở được. Một lớp phấn trắng phủ 2 mạt lá làm cho lá dày lên, mặt dưới lá cong lại khi cây bị nhiễm nặng lá có màu đỏ tím.
Cách chữa trị: Bệnh mới xuất hiện phụn thuốc có hoạt chất như: Chlorothanil, Trifloxystrobin và Tebuconazol, hexaconazole, ( các thuốc có tên như Baycor 25WP, Anvil %EC, Nativo 750WG, Daconil 75WP), phun cách nhau 7-10 ngày từ 2-3 lần để thuốc đạt hiệu quả.
Bệnh sương mai
Nguyên nhân: Do nấm bệnh Peronospora sparra gây ra. Bệnh gây hại ở điều kiện nhiệt độ thấp từ 10-250C, trên 260C trong 24h bào tử nấm sẽ bị chết. Môi trường ẩm ướt bệnh thường xuất hiện gây hại.
Triệu chứng: Bạn thường thấy những vết bệnh trên lá, đọt non và hoa. Ở trên lá lúc đầu có những vệt màu xanh dạng không định hình sau đó thành màu vàng hoặc màu tím tối, cuối cùng thành màu nâu tro lan rộng ra quanh lá. Ở mặt dưới lá thường thấy một lớp mỏng màu trắng, lá dễ rụng. Trên đọt non xuất hiện những vết nứt màu đỏ tím. Cây thường bị chết khô khi bị hại nặng.
Cách trị bệnh: Dùng thuốc hoá học khi bệnh chớm xuất hiện, thuốc có hoạt chất như: Iprovalicarb và Propineb, Boocđo 1%, mancozeb, metalaxyl (thuốc có tên thương mại như: Melody Duo 66.75WP, ridomil gold 68wg, Coc 86), phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Tên đây là những kinh nghiệm về cách phòng ngừa và cách trị sâu bệnh trên cây hoa hồng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. hy vọng nó sẽ giúp bạn trong việc chăm sóc cây hoa hồng nhé.
- Liên hệ ngay cho Không Gian Xanh để được tư vấn miễn phí về cây cảnh nhé!
- Xem thêm tại website vườn hoa không gian xanh hoặc page facebook không gian xanh